024.85856276

Chương trình huấn luyện AT-VSLĐ cho người làm công tác quản lý (Nhóm 1)

Thời gian huấn luyện lần đầu: 02 ngày

Thời gian huấn luyện định kỳ: 01 ngày.

Trình độ đào tạo: Bồi dưỡng nghiệp vụ.

Bằng cấp sau huấn luyện: Học viên sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện có thời hạn 02 năm.

1. Đối tượng huấn luyện

Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự, các bộ phận phòng, ban; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; thủ trưởng và cấp phó các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, …

2. Mục tiêu huấn luyện

2.1. Kiến thức

- Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của nhà nước về công tác an toàn – bảo hộ lao động;

- Trình bày được phương pháp xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và tuyên truyền thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong quần chúng;

- Phân tích được các nguy cơ gây mất an toàn trong sản xuất và các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

2.2. Kỹ năng

- Lập và phê duyệt được kế hoạch bảo hộ lao động của doanh nghiệp;

- Lập được báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được giao quản lý.

2.3. Thái độ

- Nghiêm túc, tự giác, có tinh thần hợp tác cao trong học tập.

3. Nội dung huấn luyện

* Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ)

- Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; các khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động;

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác ATLĐ, VSLĐ;

- Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về ATLĐ, VSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử  dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

* Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về ATLĐ, VSLĐ ở cơ sở

- Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về ATLĐ, VSLĐ;

- Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;

- Xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác ATLĐ, VSLĐ của cơ sở, các phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các máy, thiết bị, các chất;

- Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện và tổ chức phong trào quần chúng thực hiện ATLĐ, VSLĐ;

- Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động;

- Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ;

- Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;

- Kiểm tra và tự kiểm tra về ATLĐ, VSLĐ;

- Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác ATLĐ, VSLĐ;

- Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về ATLĐ, VSLĐ;

- Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về ATLĐ, VSLĐ.

* Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; đánh giá các nguy cơ trong sản xuất;

- Các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.

* Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

4. Địa điểm huấn luyện: Học tại cơ quan, doanh nghiệp hoặc học tập trung tại đơn vị huấn luyện.

5. Học phí: Báo giá theo lớp, theo số lượng học viên, theo hợp đồng…

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

  TRUNG TÂM AN TOÀN LAO ĐỘNG
  VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
  Địa chỉ:  216 đường Nguyễn Trãi, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội 
  Điện thoại: 024.85856276 | Fax: 024.3942329 

  Email: ttatld@gmail.com | trungtamantoan@vnniosh.vn