024.85856276

Chương trình huấn luyện AT-VSLĐ cho Nhóm 4

Thời gian huấn luyện lần đầu: 02 ngày.

Bằng cấp sau huấn luyện: Học viên sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện có thời hạn 01 năm hoặc ghi sổ theo dõi.

1. Đối tượng huấn luyện

            Người lao động không thuộc 3 nhóm đã nêu (bao gồm cả lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động).

2. Mục tiêu huấn luyện

2.1. Kiến thức

- Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của nhà nước về công tác an toàn – bảo hộ lao động;

- Biết được các yêu cầu về  an toàn lao động vệ sinh lao động tại công trường, phân xưởng, các yêu cầu an toàn lao động vệ sinh lao động vói từng công việc được giao;

- Nắm được các phương pháp xử lý tình huống sự cố, sơ cứu tai nạn trong sản xuất.

2.2. Kỹ năng

- Sử dụng được các phương tiện bảo vệ cá nhân, biết cách sơ cứu tai nạn lao động , xác định được các phương pháp xử lý sự cố trong sản xuất;

- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật và doanh nghiệp.

2.3. Thái độ

- Nghiêm túc, trách nhiệm trong quá trình huấn luyện, có tinh thần làm việc theo nhóm.

3. Nội dung huấn luyện

* Kiến thức chung về ATLĐ, VSLĐ

- Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ;

- Chính sách, chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động;

+ Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa;

- Kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;

* Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cấp phân xưởng hoặc tương đương

- Hướng dẫn, biển báo, quy trình làm việc ATLĐ, VSLĐ người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc tại phân xưởng;

- Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu tai nạn lao động.

* Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc được giao

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;

 - Quy trình làm việc an toàn; quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao;

- Phối hợp làm việc tập thể;

* Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện.

4. Địa điểm huấn luyện: Học tại cơ quan, doanh nghiệp hoặc học tập trung tại đơn vị huấn luyện.

5. Học phí: Báo giá theo lớp, theo số lượng học viên, theo hợp đồng…

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

    TRUNG TÂM AN TOÀN LAO ĐỘNG 
    VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
    Địa chỉ:  216 đường Nguyễn Trãi, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
    Điện thoại: 024.85856276 | Fax: 024.3942329    
    Email: ttatld@gmail.com | trungtamantoan@vnniosh.vn