Chiều 18/12/2023 ở Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn sập giàn giáo các Lực lượng chức năng sử dụng máy dò âm thanh, cắt thép, đào lớp bê tông để tìm thi thể nạn nhân tử vong sau vụ sập giàn giáo.
Ngày 09/12/2023, Trung tâm An Toàn Lao Động đã thực hiện theo Thông tư 05/2021/TT-BCT và Quy chuẩn An toàn điện QCVN 01:2020-BCT huấn luyện an toàn điện trên 63 tỉnh thành trên cả nước cho Viettel Construction với các nội dung đào tạo như sau
Trung tâm An toàn lao động phối hợp tổ chức Tập huấn An toàn điện theo thông tư 05/2021/TT-BCT cho CNV thuộc Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel.
Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong ngành Nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm được ngành, Công đoàn ngành quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua.
Chiều ngày 13/12/2023, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp TLĐ mã số 221/05/TLĐ: “Nghiên cứu mô phỏng sự phát tán amoniac (NH3) bằng phần mềm CONTAM trong trường hợp sự cố môi trường lao động” do ThS. Nguyễn Khánh Huyền – Trung tâm An toàn lao động làm chủ nhiệm.
Sáng 07/12/2023, tại tỉnh Hà Giang, Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chủ trì phối hợp tổ chức Hội nghị thường niên mạng thông tin quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023. Tham dự có gần 150 đại biểu đến từ một số Bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); lãnh đạo một số Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh; cán bộ làm công tác ATVSLĐ của một số tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Là địa phương có ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh với lực lượng doanh nghiệp khá đông đúc, công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các doanh nghiệp nông thôn, làng nghề luôn được huyện chú trọng là một trong những yếu tố để đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.
Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản đề nghị các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện một số nội dung về việc tăng cường quản lý nhà nước, tuân thủ pháp luật an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ngày 24/11, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác kỹ thuật lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2025 giữa Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (VNNIOSH) và Cơ quan An toàn vệ sinh lao động Hàn Quốc (KOSHA), đoàn chuyên gia KOSHA đã đến thăm và làm việc tại Viện KH An toàn và Vệ sinh lao động từ ngày 20-24/11/2023
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phục vụ sản xuất kinh doanh, từ đầu năm 2023 đến nay, Công ty Than Mạo Khê - TKV đã đào tạo nghề và huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho trên 3.200 công nhân lao động.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Cảng Quy Nhơn (Bình Định) đã phối hợp với chuyên môn đề ra các giải pháp quyết liệt để giảm thiểu tai nạn lao động (TNLĐ).
Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bến Lức đã nỗ lực thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ) thời gian qua đã được các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ việc mất an toàn tại doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng người lao động. Trước tình hình đó, công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLÐ được cơ quan chức năng chú trọng thực hiện nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm, tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất sự cố, tai nạn lao động xảy ra.
An toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ) hiện nay vẫn có những diễn biến phức tạp, bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong khi đó, người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm tỷ lệ cao, tính chất công việc không ổn định, dễ thay đổi, phần lớn chưa được phổ biến, huấn luyện kiến thức cơ bản về ATVSLÐ nên khó phòng ngừa rủi ro tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.