Những năm qua, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa luôn chú trọng đầu tư, xây dựng môi trường lao động an toàn cho công nhân. Cùng với đó, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, các ngành chức năng, địa phương đã kịp thời chấn chỉnh và hướng dẫn các DN thực hiện tốt quy định về bảo đảm an toàn cho người lao động (NLĐ).
Ngăn ngừa các yếu tố độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động (NLĐ), tăng hiệu quả phòng, chống tai nạn lao động và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp, nhiều doanh nghiệp (DN) chú trọng triển khai các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc.
Sáng ngày 03/10/2023, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tổ chức hội thảo khoa học: “Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động và những vấn đề cần nghiên cứu trong giai đoạn 2025-2030” tại Đà Nẵng.
Từ ngày 1/10/2023, linh kiện, phụ tùng ô tô con khi có giấy chứng nhận của EU và UK nhập khẩu về Việt Nam sẽ được miễn kiểm tra, thử nghiệm.
Với hơn 10 nghìn công nhân, 212 nhà thầu phụ đang làm việc tại Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, thời gian qua, công tác quản lý về an toàn lao động và bảo vệ môi trường được Công ty Formosa Hà Tĩnh coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm sản xuất bền vững.
Theo cảnh báo của cơ quan chức năng, việc không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) sẽ dẫn đến hậu quả rất nặng nề. Trường hợp nhẹ có thể làm bị thương, tổn thương khiến người lao động (NLĐ) bị hao sút sức khỏe, nặng hơn là mất khả năng lao động và nặng nhất là gây tử vong, khiến NLĐ mất đi tính mạng. Thời gian qua, mặc dù nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, ngành, người sử dụng lao động và NLĐ về công tác ATVSLĐ đã được nâng lên, nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn lao động (TNLĐ), sự cố nghiêm trọng.
Liên quan vụ việc 4 công nhân Công ty TNHH Châu Tiến tử vong do bụi phổi, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Nghệ An phát hiện nhiều sai phạm tại doanh nghiệp này.
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và tình hình áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ tại 24 doanh nghiệp sản xuất cơ khí thuộc 3 miền Bắc-Trung-Nam, sử dụng phương pháp đo đạc môi trường lao động (MTLĐ); phiếu phỏng vấn doanh nghiệp, phiếu phỏng vấn người lao động (NLĐ), phiếu thu thập và nhận diện mối nguy về ATVSLĐ.
Công nhân làm việc trong cống thoát nước thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về sức khỏe do điều kiện làm việc và các mối nguy hiểm có hại đặc thù. Cống thoát nước được thiết kế để dẫn nước thải, nước mưa và các chất thải khác. Môi trường làm việc là những không gian tối, ẩm ướt, chật hẹp và nhiều chất có hại.
Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là giải pháp cuối cùng dùng để bảo vệ người lao động (NLĐ) phòng tránh những mối nguy hiểm có hại tại nơi làm việc. Dù vậy, PTBVCN vẫn giữ một vị trí khá quan trọng trong việc bảo vệ NLĐ ở nhiều vị trí khi làm việc. Tuy nhiên, sự tuân thủ quản lý và sử dụng PTBVCN trong lao động sản xuất còn rất nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Qua điều tra, khảo sát nhận thấy, sự tuân thủ về PTBVCN sẽ phụ thuộc vào những yếu tố liên quan đến NLĐ và những yếu tố liên quan đến chính sách quản lý. Bài viết này sẽ trình bày về những yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ sử dụng PTBVCN trên công trường xây dựng.
“Cần thiết phải đưa môi trường làm việc an toàn và lành mạnh trở thành quyền cơ bản của NLĐ” là nhấn mạnh của bà Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong bài phân tích mới đây của mình.
Trong 2 ngày 11 - 12/7/2023, Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.