Trung tâm An toàn lao động là đơn vị trực thuộc Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (trước đây là Viện KHKT Bảo hộ lao động) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập năm 2005.
Hiện nay, Trung tâm đã và đang chuyển đổi mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định 60/2021/NĐ-CP.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, công tác huấn luyện cho người lao động để họ nắm được các kiến thức kỹ năng và có thái độ làm việc kỷ luật, tuân thủ là một điều tối quan trọng, một giải pháp cốt lõi.
Xem tiếpChiều 25/4, hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn và Vệ sinh lao động Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động tổ chức tọa đàm “Quản trị rủi ro bằng Văn hóa An toàn – Tầm nhìn và Mô hình hiệu quả ở Việt Nam” lần thứ nhất năm 2024. Buổi tọa đàm đã nhận được sự tham gia và đóng góp rất tích cực từ các chuyên gia và hơn 100 khách mời có chuyên môn về An toàn, vệ sinh lao động bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Xem tiếpNgày 12/06/2024, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (VCC) và Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã phối hợp tổ chức buổi “Tọa đàm nâng cao công tác quản lý an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp”.
Xem tiếpMặc dù Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn xác định công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhưng tai nạn lao động (TNLĐ) vẫn diễn biến phức tạp. Đầu năm 2024 đã xảy ra 4 vụ TNLĐ làm chết 7 người, 8 người bị thương.
Xem tiếpHơn 3 tháng qua, chỉ tính riêng ở khu vực Đông Nam Bộ xảy ra 3 vụ nổ lò hơi nghiêm trọng, làm 8 người lao động thiệt mạng, hàng chục người bị thương, gây thiệt hại lớn về tài sản. Trước tình hình này, nhiều địa phương đã siết chặt việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn lao động.
Xem tiếpĐánh giá về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, số vụ TNLĐ phần lớn xảy ra trong khu vực có quan hệ lao động, với 2.755 vụ trong nửa đầu năm nay, làm 2.834 người bị nạn, trong đó, có 245 vụ TNLĐ chết người, 268 người chết, 710 người bị thương nặng.
Xem tiếpSáng 13/09/2018, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở đề tài KHCN: “Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống đánh giá hợp chuẩn một số phương tiện chống rơi ngã cá nhân” do ThS. Lê Đức Thiện – Trung tâm An toàn lao động làm chủ nhiệm. Hội đồng nghiệm thu gồm có 5 thành viên do TSKH. Phạm Quốc Quân – Nghiên cứu viên cao cấp Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động làm Chủ tịch Hội đồng
Sáng 11/05/2018, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tiến hành nghiệm thu cấp Tổng Liên đoàn đề tài KHCN: “Nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm đế giày bảo hộ lao động chịu xăng, dầu, mỡ bằng hỗn hợp (blend) cao su acrylonitril butadien (NBR) và nhựa nhiệt dẻo polypropylen (PP)" do ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy – Trung tâm An toàn lao động làm chủ nhiệm. Hội đồng nghiệm thu gồm có 7 thành viên do TS. Đỗ Trần Hải – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng.
Để chọn được thiết bị bảo hộ (phương tiện bảo vệ cá nhân) đúng phù hợp với nơi làm việc, phải nắm rõ những yếu tố sau đây:
Trong kỷ nguyên được định nghĩa bởi những tiến bộ công nghệ, bối cảnh an toàn tại nơi làm việc đã và đang có những bước tiến nhanh chóng. Một thế hệ Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) mới đang thu hút sự chú ý. Được thúc đẩy bởi Trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ cảm biến tiên tiến, các PTBVCN này không chỉ là biện pháp bảo vệ thụ động mà còn là biện pháp bảo vệ chủ động với mục tiêu hướng tới sự an toàn của người lao động.
Thời gian qua, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động trong các lĩnh vực hướng tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.