TRUNG TÂM AN TOÀN LAO ĐỘNG

ĐIỆN THOẠI : 024.85.85.62.76 - HOTLINE : 0983.000.825

ĐỊA CHỈ : 216 Nguyễn Trãi, P.Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội

0983.000.825

Ký kết CTPH hoạt động cho đoàn viên Công đoàn ngành Y

Chiều ngày 08/3/2022, Công đoàn Y tế Việt Nam và Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức chương trình phối hợp hoạt động cho đoàn viên Công đoàn và người lao động ngành Y tế giai đoạn 2022-2026.

TT Huế tập huấn nâng cao năng lực quản lý về ATVSLĐ cho cán bộ cấp huyện và cấp xã

Sáng ngày 04/3/2022, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục An toàn lao động (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực quản lý về an toàn - vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho cán bộ cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Chính sách về thời giờ làm việc đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc trong môi trường làm việc bình thường thì mỗi ngày được nghỉ 60 phút cho con bú cộng 30 phút trong thời gian hành kinh vẫn được hưởng đủ tiền lương, quyền lợi theo hợp đồng lao động.

Các trường hợp được bồi thường TNLĐ, BNN

Từ ngày 01/3/2022, quy định về mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.

Ban hành Nghị quyết Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021 - 2025

Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 về Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).

Thanh Hóa nỗ lực giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài cũng như trong nước, từ năm 2015 đến nay, mỗi năm tỉnh Thanh Hóa thành lập trên 3.000 doanh nghiệp. Cùng với đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp, vấn đề bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN) luôn là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn hết sức quan tâm.

Giải pháp đảm bảo ATLĐ trong xây dựng

Thi công xây dựng là một trong những ngành được ghi nhận là để xảy ra các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) cao nhất. Để đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trong lĩnh vực này, ngoài trách nhiệm của nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, người lao động, còn có vai trò quan trọng của chủ đầu tư các công trình.

Viện KHATVSLĐ tăng cường phối hợp thực hiện công tác ATVSLĐ tại tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) và Chương trình công tác năm 2022, ngày 11 tháng Hai năm 2022 tại tỉnh Thanh Hóa, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Viện KHATVSLĐ) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc bàn kế hoạch triển khai các nội dung hoạt động trong lĩnh vực An toàn - vệ sinh lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022-2023, phòng tránh các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách ATVSLĐ cho người lao động trong bối cảnh mới.

Hướng tới kiểm soát ĐKLV của DN và NLĐ bằng công nghệ số

Chiều 22/01, đoàn công tác của Viện KH An toàn và Vệ sinh lao động do TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng dẫn đầu đã đến làm việc với Ban Quản lý và Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa.

Hà Nội siết chặt QLCL công trình, ATVSLĐ trong thi công xây dựng

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 309/VP-ĐT đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn về công tác quản lý chất lượng công trình, an toàn - vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn thành phố.

Đồng bộ giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động

Bảo đảm quyền của người lao động (NLĐ) được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động đã được pháp luật quy định. Thế nhưng, liên tiếp những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua gióng lên hồi chuông báo động về điều kiện thiếu an toàn, nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ).

Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động

Mặc dù đã có các quy định về an toàn vệ sinh lao động song việc ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động vẫn còn không ít những khó khăn. Thực tế chỉ một phút lơ là, mất cảnh giác, tai nạn lao động sẽ xảy ra, gây nên nỗi đau về thể xác, tinh thần cho người lao động và để lại những “vết thương” khó lành cho gia đình, xã hội. Vì vậy, công tác bảo đảm an toàn lao động cần thực hiện hàng ngày, hàng giờ tại từng doanh nghiệp và trong ý thức của từng người lao động.